Kinh nghiệm đi lễ đầu năm ở Ba Vì

Kinh nghiệm đi lễ chùa đầu năm ở Ba Vì

Vào mỗi dịp đầu năm chúng ta thường đi lễ chùa cầu cho gia đình một năm mới bình an, sức khỏe, công danh, sự nghiệp. Một chuyến đi du xuân kết hợp với đi lễ đầu năm rất được ưa chuộng. Một trong những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn chính là Ba Vì. Nơi đây có nhiều đền, chùa nổi tiếng có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Vậy kinh nghiệm đi lễ đầu năm ở Ba Vì gồm những gì? Hãy cùng Thu Hang Travel chuẩn bị cho một buổi đi lễ đầu năm chuẩn nhất nha.

Đi lễ chùa đầu năm ở Ba Vì

Đi lễ đầu năm ở Ba Vì

Thời gian đi lễ đầu năm ở Ba Vì

Đã là lễ đầu năm thì bạn không nên đi quá muộn. Thời gian hợp lý nhất cho một chuyến đi lễ đầu năm bắt đầu từ thời khắc giao thừa chuyển giao đến rằm tháng giêng. Đây là khoảng thời gian thích hợp nhất cho buổi lễ đầu năm. 

Thời gian đi lễ chùa đầu năm

Khoảng thời gian đi lễ chùa

Vậy tại sao không phải đi sau rằm tháng giêng hoặc tháng 2 và các tháng trong năm. Đơn giản là khoảng thời gian này là thời khắc cây cối chuyển giao mùa, đâm chồi nảy lộc. Ngoài ra tháng giêng là tháng đầu tiên trong năm, nó bắt đầu một sự khởi đầu mới trong cả năm. Khi bạn đi lễ trong khoảng thời gian này sẽ phù hợp hơn.

Một số tips kinh nghiệm đi lễ đầu năm ở Ba Vì

Để buổi đi lễ chùa đầu năm tốt thì khâu chuẩn bị vô cùng quan trọng. Khi khâu chuẩn bị tốt giúp bạn chủ động hơn trong chuyến đi. Đối với các bạn trẻ lần đầu đi lễ chùa đầu năm chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì các tips nhỏ sẽ giúp ích rất nhiều.

Trang phục khi đi lễ đầu năm

Điểm cần lưu ý đầu tiên và rất rất quan trọng khi đi lễ đầu năm chính là trang phục. Một số bạn trẻ hiểu sai về bản chất việc đi lễ khiến mặc trang phục không phù hợp. Điều này đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chốn tâm linh. Trang phục đi lễ cần phải chú ý một số điểm sau đây.

– Lựa chọn các trang phục có màu sắc nhã nhặn cùng màu với áo lam phật tử. Sự lựa chọn này thể hiện lòng thành kính với bề trên tăng thêm tính giản dị.

– Nên mặc các trang phục như áo sơ mi kín cổ, áo dài, hoặc áo khoác. Nhưng trước khi vào làm lễ bạn nhớ hãy kiểm tra cài khuy áo, bẻ cổ áo.

Trang phục đi lễ chùa đầu năm

Trang phục lễ đầu năm

– Tuyệt đối không mặc các trang phục xuyên thấu, ren, đồ hở hang không đúng thuần phong mỹ tục.

– Không nên mặc các trang phục thời trang như quần giả váy, quần, áo bó sát người. Điều này tuy không hở hang nhưng nó gây phản cảm cho mọi người xung quanh.

– Nghiêm cấm mặc váy ngắn, quần rách, quần sóc, áo trễ cổ, quần tất lưới khi đi lễ. Điều này vừa mất mĩ quan vừa thiếu tôn trọng đối với những nơi tâm linh như đền chùa.

Tour đi lễ đầu năm tại: https://thuhangtravel.vn/tour-di-le-ba-vi-sau-tet-1-ngay-den-thuong-va-lang-van-hoa-dan-toc-viet-nam/

Lễ vật khi đi đền, chùa đầu năm

Một vấn đề nữa cũng rất được quan tâm chính là lễ vật dâng lên đền, chùa, các điểm tâm linh. Lễ vật thường tùy theo tâm của mỗi người chứ không hề gò bó một chút nào. Về cơ bản khi đi lễ đầu năm ở Ba Vì du khách có thể chuẩn bị một trong ba loại dưới đây.

Lễ hoa quả

Lễ hoa quả

Lễ hoa quả luôn được du khách, tín đồ yêu thích lựa chọn. Lễ hoa quả đơn giản, dễ chuẩn bị và giá thành phù hợp. Tùy theo tâm của mỗi người để mua lượng hoa quả nhất định. Nhưng theo tâm linh bạn không nên mua chẵn số lượng hoa quả và dưới 10 quả thôi nha. Du khách có thể kết hợp nhiều loại quả trong cùng một mâm lễ như cam, táo, thanh long,…

Ván xôi con gà

Ván xôi con gà

Lễ chín, lễ mặn với những du khách có sự chuẩn bị trước. Lễ chín được dâng vào các ban bệ chính. Chín gồm ván xôi, con gà hay đơn giản thịt hay chân giò luộc đều được. Liên hệ: 0967.007.488 – Ms Hằng để đặt lễ chín.

Cuối cùng lễ ngọt với những hộp bánh đơn giản. Một hộp bánh hay nhiều hộp đều được. Bánh dâng vào ban cúng với lòng thành của tín chủ. 

Lễ bánh kẹo

Lễ bánh kẹo

Một lưu ý nhỏ khi dâng lễ lên bạn cần đặt một chút tiền hành sai nha. Mệnh giá thi không quan trọng tùy tâm của người đi lễ. Các ngài không quan tâm bạn đặt bao nhiêu tiền hành sai dù 500.000đ hay 200.000đ nhưng tâm bạn không thành kính cũng không bằng 1.000đ.

Đặt đồ lễ Ba Vì tại: https://thuhangtravel.vn/dat-do-le-o-ba-vi-voi-gia-vo-cung-tot/

Dâng hương khi đi lễ đầu năm ở Ba Vì

Mỗi một chùa, đền đều có các ban bệ nhất định, tùy theo từng điểm bạn có thể dâng hương, thắp hương. Nhưng thắp hương sao cho đúng thì không phải ai cũng biết.

– Khi thắp hương que thì bạn cần cắm thẳng nén hương, không để nghiêng, lệch. 

Dâng hương đi lễ đầu năm ở Ba Vì

Dâng hương đi lễ đầu năm ở Ba Vì

– Khi đến ban tháp hương thì nếu trong bát hương đang có hương cháy thì bạn không cần thắp thêm. Điều bạn cần làm chỉ là chắp tay cầu với một lòng thành duy nhất. Đôi khi mỗi ban bệ đều có để hòm công đức, bạn chỉ cần đặt tiền và cầu xin chứ không nhất thiết phải cần đến hương.

– Một điều cần lưu ý nữa không phải chỗ nào bạn cũng cắm hương. Hương chỉ cần cắm trong bát hương mà thôi. Tuyệt đối không cắm hương vào các nơi khác như lễ, hoa quả, tay, gốc cây,…

Lấy lộc khi đi lễ đầu năm ở Ba Vì

Sau khi làm lễ xong đợi hương tàn bạn có thể hạ lộc mang về hoặc gửi lại hoàn toàn ở chùa đều được. Tùy theo mỗi du khách chứ không cố định. Bạn không nên lấy các món đồ ở chùa về để trong nhà.

Người đi lễ không tự ý mang cành cây, cành lộc ở chùa về nhà. Vì cành lộc mang âm khí mang đến bất lợi cho gia đình và thần linh tại gia.

Khi mang lộc về nhà như hoa quả, bánh kẹo,… tuyệt đối không dâng lên ban thờ trong nhà. Bên cạnh đó du khách không nên lấy bùa, chú mang về nhà hay để trong ví.

Liên hệ đặt lễ chùa đầu năm ở Ba Vì

Du khách đang định đi lễ chùa đầu năm ở Ba Vì nhưng chưa biết nên đặt lễ như thế nào? Hãy gọi ngay tới hotline: 0942.550.165/ 0967.007.488 – Ms Hằng để nhận tư vấn về một mâm lễ khi đi chùa, đền. Qua đó giúp bạn giảm bớt được các công tác chuẩn bị cho chuyến đi lễ chùa đầu năm cầu bình an cho đại gia đình.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Vuil lòng không coppy
096.7007.488